Làm quan dưới triều Nguyễn Mai Lượng

Di tích Miếu thờ Lãnh binh Mai Lượng ở Đèo Ngang

Với chức Hiệp quản, ông được điều động ra chỉ huy một đơn vị ở bắc Đèo Ngang. Tại đây, ngoài việc làm nghĩa vụ về quân sự, ông tạo điều kiện thuận lợi cho dân dễ dàng làm ăn; điều động binh lính dưới quyền giúp dân khai hoang, đào kênh dẫn nước vào ruộng…Vì vậy, sau này khi nghe tin ông mất, nhân dân bắc Đèo Ngang đã lập miếu thờ, gọi là miếu ông Lãnh Mai.[3]

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Đèo Ngang, ông được triều đình điều động vào Đồng Hới để chỉ huy quân đội triều đình đóng tại Quảng Bình.

Khi nội bộ triều đình Huế bị phân hoá sâu sắc trước sự tấn công xâm lược của thực dân Pháp và chia làm hai phái: phái chủ hoà và phái chủ chiến, Mai Lượng đã tỏ rõ ý thức độc lập dân tộc, kiên quyết chống giặc xâm lược. Ông thường phê phán những hành động yếu hèn và bất lực của triều đình.[4]

Khi phái chủ hoà trong triều đình Huế kí hiệp ước Hiệp ước Patenotre ngày 6 tháng 6 năm 1884, Mai Lượng đã từ quan về quê ở ẩn, kiên quyết bất hợp tác với thực dân Pháp.[2][4][5]